Thân có chất thịt, có vảy, đã phơi khô của cây Nhục thung dung:
Cistanche deserticola.
Họ Lệ dương: Orobanchaceae.
Mô tả: Dược liệu hình trụ dẹt, hơi cong, dài 3-15cm, đường kính 2-8cm. Mặt ngoài màu nâu hoặc nâu xám, phủ đầy những phiến, vảy, chất thịt, sắp xếp như ngói lợp, thường đỉnh vảy nhọn bị gãy. Chất thịt và hơi dẻo, thể nặng, khó bẻ gãy, mặt gãy màu nâu có những đốm nâu nhạt của những bó mạch xếp theo vòng lượn sóng. Mùi nhẹ, vị ngọt, hơi đắng.
Ðịnh tính: DÐVN III – Trang 436
Ðộ ẩm: Không quá 12% ( PL 5.16; 1g; 105oC; 5 giờ)
Bào chế: Dược liệu khô loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô.
+ Nhục thung dung chế rượu: lấy phiến Nhục thung dung sạch , thêm rượu, trộn đều, cho vào trong bình thích hợp, đậy kín, nấu cách thuỷ hoặc đồ cho ngấm hết rượu, lấy ra, phơi khô. Cứ 10 kg Nhục thung dung dùng 3 lít rượu.
Bảo quản: Ðể nơi khô mát, tránh mốc, mọt.
Tính vị, quy kinh: Cam, hàn, ôn. Vào kinh: Thận, đại trường.
Công năng: Bổ thận dương, ích tinh huyết, nhuận tràng, thông tiện.
Chủ trị: Liệt dương, khó thụ thai, thắt lưng đầu gối mỏi, đau, gân xương vô lực, táo bón.
Liều dùng: 6-9g/ngày. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ: Thận hoả vượng, di tinh, ỉa chảy không nên dùng.
Phân bố: Cây hiện tại chủ yếu có ở Trung quốc. Việt nam phải nhập hoàn toàn dược liệu này.
Chế phẩm có Nhục thung dung: Viên hoàn Trita – YBa.